Kinh doanh trên internet và những niềm trăn trở
Làm marketing nói chính xác hơn là dân SEO lên top google, làm bạn với anh google cũng hơn 6 năm kể từ khi đi làm. Những ngày đầu tôi quen với việc đi content, tôi phải tự mày mò làm bài viết cho sản phẩm, cũng học qua chút code website rồi cơ duyên đến làm dựng website. Viết ra cái quá trình cũng phải đâu phải vài tập để mà kể ra thành quả của mình. Cái trọng tâm tôi muốn đề cập là sử dụng internet là cái thế mạnh của bản thân để bán hàng qua internet, đưa sản phẩm từ offline đến người tiêu dùng qua online.
Cái thời đại ngày nay khi mà mỗi người đều có cái smart phone ngồi chơi game, lướt website mua hàng qua điện thọai, chỉ cần 1 click là có ngay sản phẩm. Cái thời bùng nổ internet thì cũng kéo theo con người ta hiện đại hóa ra hẳn, thay vì đến ngay cửa hàng thì giờ đây có thể ngồi tại nhà mà có ngay hàng hóa sản mình muốn.
Bây giờ cái áo cái quần, đến tất cả mọi thứ đều được lên internet được nằm trên google gõ tìm kiếm sản phẩm nếu như chúng ta đã biết đến website thì chỉ cần vào trình duyệt gõ tên website. Trước khi đến cửa hàng thì chúng ta có thể xem sản phẩm thông qua website của cửa hàng qua internet. Môi trường nào có nhu cầu thì ắt có sẽ có cung cấp, môi trường sinh lãi thì tất nhiên sẽ có nhiều người áp dụng. Xu hướng ai cũng thương mại hóa cái gọi là Thương mại điện tử đến hiện tại cũng không còn là quá xa lạ gì.
Thế nhưng kinh doanh qua mạng – bán hàng qua internet – dịch vụ bán hàng qua điện thoại những dịch vụ liên quan cũng gặp nhiều khó khăn và có khuyết điểm. Tôi chỉ đề cập đến những ưu điểm và nhược điểm của kinh doanh trên mạng, bán hàng qua internet.
Kinh doanh trên mạng: Ưu và nhược điểm
1.Những điểm mạnh của kinh doanh trên Website
• Chi phí nhận được đơn đặt hàng trên Website sẽ rẻ hơn so với hầu hết cách nhận đơn đặt hàng khác, kể cả đặt tại cửa hàng, qua điện thoại, hay đến tận nhà.
• Chi phí xử lý và quản lý thấp hơn
• Các đơn đặt hàng qua Website thường ít sai sót hơn so với các đơn đặt hàng qua điện thoại.
• Các khách hàng có thể dễ dàng so sánh các cửa hàng và có thể mua hàng vào bất kỳ thời gian nào, dù là ban ngày hay ban đêm.
• Các khách hàng đôi khi cảm thấy thoải mái hơn trong việc đưa ra quyết định mua hàng khi không có mặt của người bán hàng.
• Đối với việc kinh doanh giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp thì việc có một trang Web để nhận dơn dặt hàng ngụ ý rằng doanh nghiệp đó có sử dụng các công nghệ hiện đại.
2.Những điểm yếu của kinh doanh qua internet
Mặc dù có nhiều lý do hấp dẫn để kinh doanh trên Website như vậy, nhưng các doanh nghiệp vẫn rất dè dặt. Một số vấn đề khiến các doanh nghiệp lo ngại gồm:
• Sự bảo mật trên internet không được bảo đảm, các khách hàng không thể xác nhận được họ đang mua hàng của ai và các thông tin tài chính có thể bị tiết lộ.
• Các khách hàng lo lắng về nguy cơ có thể nhận được hàng kém chất lượng và lo lắng về các chính sách trả hàng lại.
• Các hệ thống nhận tiền thanh toán rất khó sử dụng và các doanh nghiệp không có đủ kiến thức về các phần mềm và các tiến trình liên quan.
• Thương mại điện tử đối với khách hàng vẫn chưa phải là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.
• Không có sự nhất quán trong các luật thuế, các vấn đề pháp lý và các hiệp ước Quốc Tế.
Đây là phân tích mà tôi sưu tầm được qua internet, dù cho bán hàng qua trực tiếp hay bán hàng trên internet – bán hàng qua mạng cũng đều có mặc ưu điểm và nhược điểm, quan trọng người tiêu dùng có sự lựa chọn thật sáng suốt để chọn cho mình món hàng ưng ý nhất.
Dự án sắp tới của tôi muốn đưa đặc sản của An Giang đến mọi người, mắm Châu Đốc các loại mắm, mong mọi người ủng hộ 🙂