Nhìn lại sau hơn 20 năm khu Đông Thủ Thiêm thay đổi ra sao?

Nhìn lại sau hơn 20 năm khu Đông Thủ Thiêm thay đổi ra sao?

Nếu theo dõi báo chí dạo này đưa tin về khu Đông đầy cả mặt báo về tin tức đất nền khu Đông ảo quá ảo, nhưng ảo hay không hãy cảm nhận thực tế mới biết nó ảo ra sao? Theo Trang Huỳnh cũng không ảo lắm về mặt bằng chung, đi dạo quanh 1 vòng khu đô thị mới Thủ Thiêm với khu dân cư hiện hữu con đường Mai Chí Thọ rộng 120m chạy phà phà lúc 12g khuya, len lõi trong các khu căn hộ cao cấp đến thứ cấp. Tôi len vào khu tái định cư sau cái khu nhà giàu Thủ Thiêm và nhận thấy đầu tư chỗ này OK lắm nhé. Vậy nhìn lại khu Đông cũng như quận 2 và quận 9 lúc này đất nền cũng hợp lý nhé. Chúng ta nhìn thấy gì qua bài viết này, theo Trang Huỳnh khu Đông đang lên sóng rất mạnh khoảng tầm 4-5 tháng nữa vì các dự án nhà phố liên kế như Dinh Thự Valencia Riverside, hay nhà phố Khang Điền Phú Hữu ngay phường Phú Hữu, biệt thự, căn hộ cao cấp đang bung hàng và hạ tầng đang hiện hữu rõ nét từng ngày. Nhu cầu đầu tư khu Đông cũng đang rất nhiều khách hàng đầu tư theo nhóm quan tâm nhưng đang còn nhát tay và chờ sóng sang năm sau mới dám bỏ ra số tiền vài tỷ. 

=>>> Sau thành công giao dịch đợt 1 và đợt 2, Valencia Riverside chiết khấu mạnh giai đoạn 3

Chúng ta thấy gì qua hình ảnh Thủ Thiêm 20 năm sau này. 

Dẫn bài trên Cafef Thủ Thiêm khu Đông ra sao?

Người ta vẫn ví Thủ Thiêm là “Phố Đông” của trung tâm Sài Gòn, đang từng ngày thay da đổi thịt. Nếu ai đi qua đây sẽ thấy đại công trình đang tích cực triển khai ngày đêm. Nhiều con đường, khu phố đã và đang thành hình rõ nét từng ngày, tạo nên một sức sống mới trên vùng đất cách đây không xa là đầm lầy, hoang hóa và những dãy phố lụp xụp…

Thủ Thiêm trước kia cách trung tâm quận 1 chỉ vài trăm mét qua sông Sài Gòn, hàng ngày người dân hai bên bờ muốn qua lại đều phải theo những chuyến phà hay đi vòng qua cầu Sài Gòn đến Bình Thạnh rồi đi quận 1.

Chính quyền TP.HCM xác định để Thủ Thiêm phát triển không thể không kết nối hai bờ sông bằng những công trình giao thông. Cầu Thủ Thiêm 1 ra đời, tiếp đến là hầm vượt sông Sài Gòn – mà người dân vẫn quen gọi là hầm Thủ Thiêm – dài nhất Đông Nam Á. Đây là hai công trình giao thông mang tính lịch sử cho vùng đất Thủ Thiêm nói riêng và khu vực phía Đông TP.HCM nói chung. Nếu như trước kia đi từ quận 1 qua Thủ Thiêm bằng đường bộ mất 15 – 20 phút thì hiện nay chỉ mất vài ba phút thông qua hầm vượt sông Sài Gòn.

Sau hai công trình trọng điểm trên, TP tiếp tục kêu gọi đầu tư hàng loạt công trình giao thông khác để kết nối giao thông cũng như tạo nền tảng bứt phá cho cả một khu vực. Đầu tiên là 4 tuyến đường chính ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, tiếp đến là cầu Thủ Thiêm 2. Sau khi hoàn thành 4 tuyến đường chính cùng với cầu Thủ Thiêm 1, đại lộ Đông Tây (đoạn qua Thủ Thiêm gồm đường hầm vượt sông Sài Gòn, đường Mai Chí Thọ) và các cầu Thủ Thiêm 2, 3, 4 sẽ hình thành hệ thống giao thông hoàn chỉnh cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Theo Ban Quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm, thời gian qua vấn đề khó khăn trong việc thu hút đầu tư vào Thủ Thiêm là chưa có hệ thống hạ tầng chính. Còn hiện nay, hàng loạt dự án “khủng” đã được triển khai tại đây tạo nên một diện mạo mới cho vùng đất này.

Theo đó, ở đây hiện đang có mặt của nhiều “ông lớn” địa ốc như liên doanh giữa Công ty cổ phần Tiến Phước, Công ty TNHH Trần Thái và Công ty TNHH Denver Power (UK), công ty thành viên của Quỹ đầu tư GAW Capital Partners đầu tư 1,2 tỷ USD để phát triển Empire City Complex; Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc và đối tác Nhật Bản (Mitsubishi và Toshiba) được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng vốn 2 tỷ USD cho dự án Eco Smart City; Công ty Đại Quang Minh với khu đô thị Sala và Quảng trường Trung tâm Thủ Thiêm; Vingroup sẽ đầu tư dự án Trung tâm Thể thao quốc tế…

Ban Quản lý đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm vừa đề xuất UBND TPHCM đưa ra đấu giá một số lô đất trong 26 lô đất còn lại ở đây; trong đó có lô 7.1, hiện nay còn nguyên trạng, cây cối bao phủ do chưa có nhà đầu tư. Theo quy hoạch, lô đất 7.1 nằm ngay lõi của Thủ Thiêm, có diện tích khoảng 6,8ha, diện tích sàn xây dựng 75.000m2, tầng cao 6 – 10 tầng, sẽ xây dựng khách sạn nghỉ dưỡng – là resort cao cấp phía đông.

Hiện nay, có 8 đơn vị đăng ký đầu tư vào lô 7.1. Đầu tiên là Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist), theo đuổi dự án từ năm 2008, đến năm 2010 mới có văn bản chính thức đề nghị đưa ra phương án đầu tư. Năm 2015, Ban Quản lý đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm báo cáo UBND TP.HCM, nêu rằng Saigontourist không có phương án cụ thể, nên đề xuất đưa lô đất ra đấu giá.

Đến nay, ngoài Saigontourist xin tiếp tục đầu tư lại thì còn nhiều đơn vị khác xin đầu tư vào lô đất này, như Tổng Công ty cổ phần Thương mại Sài Gòn, Công ty TNHH Phát triển quốc tế thế kỷ 21, liên doanh Tổng Công ty Thái Sơn và Công ty Tập đoàn phát triển bất động sản Việt Nam, Công ty Đầu tư thương mại kỹ thuật công nghệ Sài Gòn, Công ty Thuận Việt…

Nói gì thì nói Trang Huỳnh vẫn yêu khu Đông rất nhiều vì nơi đây gắn liền với những dự án đầu tay của mình, thị trường đang đứng lại nhường đường cho anh Nam lên ngôi vì hạ tầng phát triển OK hơn. Nếu cho mình chọn thì mình sẽ đầu tư khu Đông và về khu Nam Sài Gòn định cư trong tương lai.

Exit mobile version