Bước sang tuổi 30 dường như mọi thứ đều phải lập kế hoạch cho hợp lý để thực hiện mục tiêu cao hơn đến 40 tuổi.
Bài viết tham khảo trên trang Manulife thấy rất hay đem về chia sẻ cho bạn xem blog của Trang Huỳnh nhé.
1. Tập thói quen quản lý chi tiêu
Bạn nên tập thói quen sử dụng khoảng 60-70% thu nhập cá nhân cho việc chi tiêu trong tháng tùy vào mức thu nhập hiện tại. 30-40% còn lại bạn có thể chia làm các khoản phù hợp với mục tiêu tài chính mà bạn đặt ra, có thể là quỹ tiết kiệm, đầu tư hay 1 dự án khởi nghiệp.
Bạn nên ghi lại các hoạt động tài chính trong một tháng vào sổ hay điện thoại. Khi đến cuối tháng, bạn sẽ dễ dàng đánh giá được mình có đang chi tiêu quá nhiều hay không để kịp thời điều chỉnh. Nhờ vậy, bạn sẽ cân bằng được khoản tiết kiệm và khoản nợ, hình thành được ý thức sử dụng chi tiêu hợp lý.
2. Lập tài khoản tiết kiệm
Tài khoản tiết kiệm là một nền tảng không thể thiếu giúp bạn lưu giữ tiền an toàn và đảm bảo cuộc sống ổn định vững chắc khi bạn đã trưởng thành. Bạn có thể đặt mục tiêu tiết kiệm được 80 – 100 triệu hoặc cao hơn tùy theo thu nhập cá nhân của bạn.
Hãy lập tài khoản tiết kiệm với các mục tiêu như lập gia đình, mua nhà, kinh doanh… Ý thức lập tài khoản tiết kiệm cho thấy bạn đã trưởng thành, có kế hoạch cụ thể và suy nghĩ chín chắn cho tương lai.
3. Có quỹ dự phòng khẩn cấp
Mỗi tháng bạn có thể trích khoảng 5% thu nhập mỗi tháng để lập một quỹ dự phòng khẩn cấp. Đây là khoản bạn nên có để có thể xử lý trong trường hợp tình huống bất ngờ hay xấu xảy ra.
Một quỹ dự phòng khẩn cấp mang lại những lợi ích trong những trường hợp như bản thân bị ốm đột ngột, những biến cố xảy ra ngoài ý muốn như lương muộn, nhà cửa bị vấn đề, hay hỗ trợ người thân trong lúc khó khăn.
4. Nói “không” với nợ nần
Khi ở độ tuổi trước 30, bạn thường bị tác động bởi nhiều yếu tố mà bạn không thể đáp ứng nhu cầu tài chính như học phí đại học, cao học, hay các mục đích cá nhân như mua trả góp… Điều này cần được giải quyết trước 30 tuổi vì lãi suất sẽ là thứ khiến bạn không thể hoàn thành được mục tiêu tài chính.
Giải quyết nợ sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền dễ dàng hơn, tâm lý cảm thấy nhẹ nhõm hơn, tạo tiền đề giúp bạn hoàn thành được mục tiêu tài chính sắp tới.
5. Mua bảo hiểm cho tương lai
Trước 30 tuổi, bạn nên dùng khoảng 10% để mua bảo hiểm tùy theo các mục đích khác nhau như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo…
Nếu thu nhập cao, bạn có thể lập tài khoản tiết kiệm để dự phòng rủi ro. Còn nếu thu nhập vừa đủ, bạn nên mua bảo hiểm. Bảo hiểm không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi tiêu mà còn hỗ trợ bạn về mặt tài chính khi có rủi ro xảy ra.
Sự tự lập phụ thuộc vào chính khả năng tự chủ tài chính của bạn. Để đảm bảo cho tương lai của chính bạn, gia đình và người thân, bạn hãy cố gắng hoàn thành mục tiêu tài chính phù hợp mà mình đặt ra trước 30 tuổi nhé!