Mua đồ sang vài tỷ không xót nhưng tiếc vài đồng “đổi sức khỏe” hàng ngày, thật ngu ngốc!
Nền tảng quan trọng nhất để xây dựng sự giàu có phải là sức khỏe và chính cơ thể của mình.
Khi còn giàu có và còn khỏe mạnh, chúng ta còn gọi tiền tài của mình hai tiếng “tài sản” thật sang trọng. Nhưng khi còn giàu có mà đánh mất sức khỏe, tiền tài của chúng ta cũng chỉ tóm gọn trong hai chữ “di sản” nhuốm màu đau thương.
Nếu không bắt đầu dưỡng sinh từ hôm nay, ngày sau chúng ta sẽ phải dưỡng bệnh. Không bắt đầu tập duy trì những thói quen tốt, sớm muộn gì chúng ta cũng chỉ còn một cuộc sống trong thuốc thang và ốm yếu.
Tuy nhiên, có điều đáng buồn là, cho dù có chú trọng dưỡng sinh đến mấy thì chúng ta cũng không thể có được một cơ thể khỏe mạnh trọn vẹn.
Còn có điều đáng buồn hơn thế chính là, rất nhiều người thậm chí không hề quan tâm đến vấn đề dưỡng sinh chứ đừng nói là chú trọng. Cho dù các Tử thần ngày một nguy hiểm, lúc nào cũng quẩn quanh bên cạnh, họ vẫn hồn nhiên vô tri không hề hay biết. Họ thà lo lắng tiền tài, xe sang, nhà đẹp… còn hơn là lo lắng cho cơ thể chính mình.
Có người sẵn sàng thức thâu đêm suốt sáng để “cày” phim ảnh, trò chơi, mỗi ngày đều dán mặt vào màn hình máy tính và điện thoại, vui vẻ trong cuộc sống ảo đằng sau mạng lưới internet mà không tự chủ động học cách đem lại hạnh phúc và năng lượng tích cực cho chính bản thân trong hiện thực. Họ cho rằng cuộc sống quá nhiều vất vả nhọc nhằn, thà chìm đắm trong vở kịch của người khác xả stress còn hơn.
Có người sẵn sàng bỏ cả gia tài để chăm chút cho những sở thích cá nhân, mua đồng hồ, mua điện thoại, đi du lịch và hưởng thụ mọi nhu cầu, nhưng lại từ chối tiêu vài trăm ngàn để khám sức khỏe mỗi năm, để mua bảo hiểm y tế, để điều dưỡng cơ thể và để bảo vệ chính mình.
Có người sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu đồng để trả phí gửi ô tô qua đêm nhưng lại tiếc chỉ chục triệu để mua một chiếc giường ấm đệm êm cho chính mình ngủ mỗi tối. Họ cho chiếc xe của mình một chỗ nghỉ thoải mái nhưng không thể cho gia đình và bản thân một chỗ ngủ khỏe mạnh.
Có người thì sẵn sàng bỏ ra hàng ngàn đô la để bảo trì chiếc BMW Mercedes-Benz mỗi tháng, nhưng lại không muốn chi vài trăm đô la để mua thực phẩm dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe của mình. Họ giữ chiếc xe vận hành trơn tru nhưng lại mặc kệ cơ thể chuẩn bị “đình công” vì mệt mỏi. Chẳng lẽ chiếc xe lại quan trọng hơn sinh mạng chính mình?
Có người sẵn sàng bỏ thời gian hàng tháng đưa con đi viện truyền nước, tiêm thuốc vì ốm vặt, cảm sốt không ngừng, nhưng lại không hề nghĩ cách tăng khả năng miễn dịch cho trẻ trong ngày thường. Cân đối dinh dưỡng, luyện tập thể dục, ngày nào cũng làm thì mất quá nhiều thời gian.
Họ chỉ biết bao giờ bị bệnh, đi viện là được rồi. Nhưng đến ngày bệnh nặng, cầu y tứ xứ cũng chữa không được thì phải làm sao?
Quy luật của cuộc sống này vốn là “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”.
95% dân số trên thế giới này đều phải trải qua quá trình “Bệnh” giày xéo thân thể rồi mới đến “Tử”. Chỉ có 5% ít ỏi chết già không đau đớn.
Vậy “Bệnh” đến từ đâu? Không phải đến từ chính thói quen sinh hoạt ăn uống thường ngày của mỗi người hay sao? Số người chết đói vì không có thức ăn liệu có ít hơn số người chết vì quá thừa điều kiện ăn uống, hưởng thụ hay không?
Chúng ta ai ai cũng thích hưởng thụ vật chất, không thể chịu được sự cám dỗ của thực phẩm, của vô vàn sơn hào hải vị xung quanh. Chỉ cần có đủ điều kiện, ai mà không muốn thỏa mãn bụng dạ đâu? Nhưng càng thỏa mãn, chúng ta lại càng quên rằng: “Họa từ miệng ra, bệnh từ miệng vào”.
Sơn hào hải vị có ngon miệng đến mấy cũng không bằng một chén trà xanh thanh đạm, là phúc khí của sinh mạng. Chỉ có người giữ lòng trong sáng, thanh đạm như chén trà kia, không bị ham muốn và dục vọng quấy rối, mới đạt hiệu quả dưỡng sinh bảo mệnh.
Nhiều người trong chúng ta thường nghĩ mình không có thời gian dành riêng cho sức khỏe, vì thế, sớm hay muộn rồi sức khỏe cũng dần yếu đi. Cuộc sống con người chỉ kéo dài vài thập kỷ, lâu thì một trăm, ngắn chỉ mấy chục. Phải biết tự chăm sóc sức khỏe của chính mình mới không đem lại khổ đau cho gia đình và người thân xung quanh. Mà muốn có một cơ thể khỏe mạnh, đầu tiên phải học cách thay đổi từ trong tâm lý, sau đó là thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày.
Đừng lấy lý do giảm cân mà tàn phá cơ thể, đừng lấy lý do làm việc mà hủy hoại dạ dày, đừng lấy lý do vui vẻ bên bàn nhậu mà đánh mất tương lai, vì chỉ có sức khỏe mới đáng giá hơn cả núi vàng núi bạc.
Có được sức khỏe, là có được kho báu quý giá nhất cuộc đời, có nền móng vững chắc để leo lên mọi tầng cao.
Một con người rốt cục đáng giá bao nhiêu tiền? Chỉ có duy nhất sức khỏe mới có thể chứng minh được điều đó. Không có sức khỏe, tiền cũng chẳng ý nghĩa gì. Sức khỏe là cách mạng của tiền tài, không cần biết có tiền hay không có tiền, đều phải dùng vào việc chăm lo cho sức khỏe bản thân trước. Có sức khỏe rồi thì mới ăn ngon ngủ yên, mới biết quý trọng cuộc sống. Với kế hoạch tài chính qua các kênh đầu tư sức khoẻ với giải pháp hoạch định tài chính bảo hiểm nhân thọ cũng là kênh mà bạn nên quan tâm.
Trang Huỳnh -ST-