Tản mạn: Bất động sản Mỹ cơ hội đầu tư dễ hay khó >> Đầu tư tài chính

Tản mạn: Bất động sản Mỹ cơ hội đầu tư dễ hay khó

anh-Dau-Quang-Tuan

Tản mạn: Bất động sản Mỹ cơ hội đầu tư dễ hay khó

Mua nhà ở Mỹ chỉ 3 tỷ USD, phải công nhận một điều người giàu ở Việt Nam vô số chứ không phải ít, Việt Nam đứng top 6 mua nhà đầu tư ở Mỹ, chưa kể còn có ở Úc. Sáng nay Trang Huỳnh thấy 1 số đầu báo ở cafef, hay Dân Trí cũng đưa rất nhiều tin tức về đầu tư và mua nhà định cư ở nước ngoài: Mỹ. Cafe vui với ông anh đang làm kênh đầu tư: Anh dạo này thấy nhà giàu mua nhà ở Mỹ nhiều quá, mua nhà ở Mỹ dễ thế, tư vấn dễ không anh? Chẹp tắt lưỡi “Tư vấn pháp lý về sau này nhiều khâu lắm em ơi cực hơn bất động sản trong nước nhiều lắm đừng bon chen nhen”. Sờ trán vài phút thôi bỏ qua, mà công nhận người giàu đâu ra dữ thần thế anh? Sáng nay em đi xếp hàng đi xin tiền bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng, người ta còn xếp hàng dài dài luôn đấy.

du-an-bat-dong-san-cao-cap-dua-nhau-bung-hangMua nhà ở nước ngoài mục đích chính là gì?

Mua nhà ở nước ngoài với mục đích định cư, du học hoặc đầu tư đang trở thành một trào lưu trong giới nhà giàu Việt, tuy nhiên, vấn đề thủ tục pháp lý, chuyển tiền…khiến việc giao dịch khá phức tạp.

Ở Việt Nam mà buôn bán cái gì mà nó đông vui là thế nào cũng hốt bạc rất nhiều, cái này Trang Huỳnh nói tế nhị xíu chứ, tâm lý mua hàng hay mua nhà ở VN không cần biết nó ra sao, chỉ cần rẻ, đẹp, nhiều người mua là các anh chị xuống tiền ngay. Nhiều khách hàng tiền mất tật mang do không tìm hiểu kỹ thông tin về mua bán, cứ thấy số đông là theo mà không cần biết kết quả ra sao về lâu dài. 

Khi đầu tư bất động sản ở nước ngoài có những rủi ro nào cần lưu ý?

Chia sẻ của chuyên gia Đậu Anh Tuấn, chuyên gia về môi trường Kinh doanh xung quan vấn đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm.

anh-Dau-Quang-Tuan

Ông nghĩ như thế nào về thông tin gần đây người Việt chuyển 3 tỷ USD để mua nhà ở Mỹ? Tính chất của việc chuyển tiền mua nhà của Mỹ có được xem là kênh đầu tư hay nơi trú chân của giới siêu giàu ở Việt Nam?

– Con số đó quả thực rất đáng phải suy nghĩ. Viêt Nam đã đứng thứ 6 trong năm 2016 và liên tục nằm trong top 10 các quốc gia có công dân mua nhà tại Mỹ, theo công bố của Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc Hoa Kỳ.

Nhưng con số 3,06 tỷ USD để mua nhà trong một năm, đó là chỉ riêng ở Mỹ, chưa tính các quốc gia phát triển khác ở châu Âu, Bắc Mỹ hay châu Úc… Đó thực sự là con số lớn nếu so với con số 5,7 tỷ USD của bà con kiều bào đang đầu tư về Việt Nam qua gần 3.200 dự án từ trước đến nay (theo số liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài).

Để kết luận đây có phải là kênh đầu tư yêu thích hay không thì chắc phải có nghiên cứu riêng nhưng điều dễ thấy là chưa bao giờ ở Việt Nam nở rộ các hội thảo tư vấn đầu tư định cư, đầu tư có quốc tịch… nhiều đến như vậy. Trong các cuộc gặp, nói chuyện với bạn bè làm doanh nhân, tôi thấy một trong những chủ đề quen thuộc hay được đem ra bàn là thể thức, thủ tục nhập quốc tịch các quốc gia…

Những người giàu ra đi thực sự là điều cần quan tâm. Việt Nam cần phải là đất nước để ai cũng muốn gắn bó trọn đời, yên tâm trao gửi sự nghiệp cho nhiều đời sau.

Có một số Doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam chấp nhận bán tài sản gầy dựng nhiều năm, có thương hiệu để mở DN mới tại Việt Nam hoặc một nước khác, trong đó việc di chuyển tiền và kế hoạch kinh doanh sang nước phát triển hơn đã xuất hiện, ông có nhận định gì về bản chất của hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam trong thời gian qua?

– Trong những năm qua, bên cạnh những thông tin tích cực về luồng vốn FDI vào Việt Nam, ít ai để ý đến một xu hướng ngược chiều, nhiều thương hiệu Việt khá thành công đã được những tập đoàn nước ngoài mua lại qua những phi vụ M&A (mua bán sáp nhập).

Đằng sau những phi vụ M&A thành công kia, có bao nhiêu những người chủ Việt tiếp tục kinh doanh tại Việt Nam? Bao nhiêu người không còn ao ước phát triển sản nghiệp, thương hiệu truyền đời? M&A để có vốn chuyển hướng kinh doanh, đầu tư mới là một tín hiệu lành mạnh. Nhưng M&A để rút lui, để đi mua bất động sản ở các nước tiên tiến lại là một xu hướng đáng lo ngại.

Liệu đã đến lúc cần chú ý về những cơn sóng ngầm di cư của những người giàu, những doanh nhân thành công tại Việt Nam? Lý do nhiều doanh nhân muốn ra đi là gì? Họ tìm thấy những cơ hội kinh doanh tốt hơn ở nước ngoài? Hay họ có mối lo dần lớn, cảm thấy không yên tâm về môi trường kinh doanh và làm ăn hiện nay?

Họ lo lắng về sự đi xuống của chất lượng môi trường sống? Hay họ muốn con cái và gia đình tương lai sau này thụ hưởng cuộc sống có chất lượng giáo dục và môi trường tốt hơn?…

Giữa bối cảnh Việt Nam đang muốn cải cách để thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì dòng tiền trong nước di chuyển ra nước ngoài có thực sự đáng lo ngại ?. Nhưng có lẽ không chỉ là môi trường kinh doanh, môi trường sống, môi trường giáo dục, văn hóa có lẽ cũng phải được cải cách mạnh mẽ để “những người giàu”, nhân tài, những doanh nhân Việt không di cư ?

– Cần để ý thông tin Việt Nam đã nằm trong top 10 quốc gia di cư nhiều nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) cho biết từ năm 1990 đến 2015, có trên 2,55 triệu người Việt di cư ra nước ngoài (trung bình mỗi năm gần 100.000 người).

Trong con số này có lượng người Việt Nam ra nước ngoài học tập, làm việc, có những người phụ nữ đi lấy chồng, có thực trạng buôn bán người qua biên giới. Những người giàu ra đi cũng thực sự là điều cần quan tâm. Hiện nay tôi chưa thấy trong phân loại của các cơ quan Nhà nước có liên quan. Có lẽ đã đến lúc cần thống kê.

Tôi nghĩ rằng, doanh nhân, người giỏi cần một môi trường kinh doanh thuận lợi nhưng phải ổn định và an toàn. Tài sản, sản nghiệp của họ phải được đảm bảo chắc chắn. Việt Nam hơn lúc nào hết cần cải cách hệ thống tư pháp mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ quyền tài sản của người dân, không hình sự hóa các giao dịch kinh tế – dân sự.

Các chính sách phải nhất quán, thống nhất, không thể để tình trạng một ngành hàng đang kinh doanh thuận lợi nhanh chóng rơi vào bĩ cực vì chính sách thay đổi. Không chỉ là nơi để kinh doanh, muốn Việt Nam là một chốn sống yên bình thì cần phải bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn xã hội. Giáo dục và y tế cần phát triển cũng là nhiệm vụ cấp bách. “Đất lành chim đậu”, Việt Nam cần phải là đất nước để ai cũng muốn gắn bó trọn đời, yên tâm trao gửi sự nghiệp cho nhiều đời sau.

Chỉ là một đoạn ngắn trao đổi cùng chuyên gia mà khách hàng cũng thấy được rủi ro khi đầu tư. Trang Huỳnh cũng theo bất động sản được 4 năm kinh nghiệm về thị trường từ cho thuê, bán căn hộ, bán nhà phố thì rút ra một điều: Khi mua nhà hay bất kỳ món hàng nào có giá trị đừng vội vàng theo đám đông. Để ra được thông tin trên thị trường Trang Huỳnh phải đi học từ các anh chị đàn anh về thị trường và phải tìm hiểu thông tin rất nhiều. Hiện tại Trang Huỳnh đang bán hàng nhà phố khu Đông: Rosita Garden Quận 9 và làm thị trường khu Nam với Nhà Phố Valora Mizuki Park. Kênh đầu tư cho thuê nhà nước ngoài, đang là mục tiêu sắp tới theo thị trường. Điều rút ra là dù là kênh đầu tư nào cũng phải có đủ kiến thức và tìm cho mình 1 chuyên viên tư vấn đủ kiến thức để chọn mặt gửi tiền. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *