5 cách đơn giản để trở thành người chủ tốt
Hãy thử và ghi nhớ cảm giác của một nhân viên khi người đứng đầu công ty chỉ luôn đưa ra những điều sai lầm. Nhân viên của bạn sẽ tôn trọng nó, và công ty sẽ mạnh mẽ hơn.
Monique Tatum là Giám đốc điều hành của Planning Marketing & PR. Với văn phòng tại New York, California, London, và Canada, công ty của cô hoạt động trên các lĩnh vực: thời trang, làm đẹp, lối sống, truyền thông tổ chức sự kiện.
Khi mở công ty, mục tiêu của tôi tạo ra văn hóa nơi mọi người đều yêu thích công việc. Tôi không hề muốn nhân viên của mình cảm thấy công ty không hề quan tâm đến họ. Tôi đã hứa với bản thân mình sẽ không để nhân viên nào có cảm giác nặng nề khi bước qua cánh cửa công ty. Tôi thấy mình may mắn vì tôi chưa phải làm việc với tâm trạng kinh khủng như vậy. Nhưng tôi có thể hiểu được họ cảm thấy khó chịu như thế nào. Maya Angelou từng viết, “Mọi người sẽ quên những gì bạn nói, những gì bạn làm. Nhưng họ lại luôn ghi nhớ cảm giác bạn gây ra cho họ.”
Với tư tưởng này, tôi đưa ra 5 chiến lược để có thể gần gũi với nhân viên của mình hơn.
1. Luôn đọc email thật kỹ lưỡng
Hãy đặt mình vào vị trí của nhân viên. Email là hình thức thông tin liên lạc ngắn gọn, nhưng điều đó không có nghĩa là có thể trả lời một cách ngắn gọn, cộc lốc. Hãy dành thêm một chút thời gian để đọc kỹ lưỡng những email mà nhân viên của bạn đã gửi. Dù cho mỗi ngày bạn phải làm việc sớm hơn thì cũng nên dành thời gian cho nó. Bạn cũng có thể dồn chúng vào cuối ngày, khi đã hoàn thành những công việc khác. Nó khiến nhân viên của bạn thấy rằng lời nói, quan điểm của họ có ý nghĩa ở công ty.
2. Dành thời gian trò chuyện
Một CEO thì luôn có hàng tá những cuộc họp hay cuộc gọi mỗi ngày. Cá nhân tôi luôn có những suy nghĩ vào buổi tối về những gì mình chưa làm ban ngày. Tôi nên làm những gì? Tôi có nên nói chuyện với bạn nhân viên đó không? Tôi nên bắt đầu với chủ đề ấy như thế nào?
Nếu bạn cần giải quyết công việc nào đó với 1 nhân viên, thời gian chờ đợi là yếu tố cần thiết. Chờ đợi quá lâu và thiếu sự giao tiếp có thể gây lên những tác động xấu khó lường trước. Họ sẽ chia sẻ mối quan ngại với những nhân viên khác trong thời gian chết. Nó sẽ khiến tinh thần của tất cả trùng xuống. Thành viên trong nhóm thậm chí sẽ cảm thấy không an toàn với vị trí của họ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả công việc mỗi ngày.
Tuân thủ nguyên tắc 2 ngày. Nếu một nhân viên cần trao đổi về vấn đề quan trọng, hãy thực hiện nó trong vòng 48h. Điều này chỉ áp dụng với những vấn đề quan trọng, chứ không phải những vấn đề nhỏ. Công việc của bạn là cần phân biệt chúng.
Mặt khác, không phải chỉ cần trao đổi khi có vấn đề. Nó có thể chỉ là cuộc nói chuyện ngắn để cảm ơn nhân viên nào đó làm việc khiến bạn hài lòng. “Tôi biết khách hàng này khó làm việc, bạn có câu hỏi hay cần sự giúp đỡ nào từ tôi không?” Những cuộc trò chuyện này sẽ khiến mọi người thấy được bạn cũng đang quan tâm đến họ cũng như công việc.
3. Hỗ trợ những điều nhóm của bạn cần
Nếu nhóm của bạn tỏ ra không chắc chắn về các bước thực hiện công việc, hãy lùi lại một chút và xem xét xem liệu họ có cần thêm sự hỗ trợ hay nguồn lực nào không. Đào tạo hiệu quả trong kỷ nguyên kỹ thuật số không khó. Đôi khi chỉ cần sử dụng những video hướng dẫn là có thể giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Nếu bạn đầu tư thời gian và tài liệu cần thiết cho nhân viên, bạn có thể rút ngắn thời gian để giải quyết công việc.
4. “Chung một chiến hào” với nhóm của bạn
Khi công ty của bạn dần lớn mạnh, có thể bạn sẽ muốn từ bỏ những công việc ngày thường. Dù cho bạn lãnh đạo một công ty dịch vụ, công ty bán lẻ,… thì cũng không quan trọng. Bạn cần thường xuyên trải qua cảm giác khó khăn của công việc.
Điều đầu tiên, đây là công việc kinh doanh của bạn, và bạn cần biết liệu có lỗ hổng nào không. Điều tiếp theo là cho nhân viên của bạn thấy là bạn cũng biết những thứ họ đang phải đối mặt. Trong quan điểm của tôi, điều tồi tệ nhất của CEO là không hiểu được công việc mà những nhân viên cấp thấp nhất của ông ta đang làm.
5. Thừa nhận khi bạn làm sai
Những nhân viên làm việc cho tôi thừa biết tôi hiếm khi nói, “Tôi xin lỗi” trong công việc. Trừ khi tôi cảm thấy tôi hoặc một thành viên nào trong nhóm thực sự đã sai lầm, tôi sẽ không nhận lỗi. Trong cuốn sách ‘Phụ nữ thông minh không ở góc văn phòng’, Lois Frankel viết rằng “Kỹ thuật làm dịu mâu thuẫn này thực ra sẽ khiến bạn sai lầm hơn. Hãy chỉ sử dụng lời xin lỗi của bạn cho những lỗi lầm lớn.”
Tôi cũng đồng ý với điều này nhưng cần bổ sung thêm một vài điều. Việc thừa nhận bạn có một quyết định sai lầm, một kết luận sai hay thái độ thô lỗ cũng rất quan trọng. Có vài lần, tôi đã tập hợp nhân viên của mình và nói với họ, “Nghe này, tôi đã có một tuần tồi tệ, và tôi cũng không muốn làm gì ảnh hưởng đến các bạn. Tôi là một con người, và đôi khi có nhiều việc khiến tôi stress.” Cũng có vài lần tôi xin lỗi vì đã nói chuyện cộc lốc với một trong những nhân viên giỏi nhất của mình qua email và cô ấy cũng đã vui vẻ đáp lại.
Tại sao tôi lại chỉ xin lỗi trong những trường hợp như vậy? Bởi vì nếu những vấn đề đơn giản bạn đã thô lỗ với nhân viên thì làm sao có thể trao đổi những vấn đề sâu sắc hơn. Hãy thử và ghi nhớ cảm giác của một nhân viên khi người đứng đầu công ty chỉ luôn đưa ra những điều sai lầm. Nhân viên của bạn sẽ tôn trọng nó, và công ty sẽ mạnh mẽ hơn.
Trang Huỳnh Sưu tầm