Những dấu hiệu trí tuệ cảm xúc thấy bạn là người khôn khéo
Trí tuệ cảm xúc là “một cái gì đó” vô hình nằm trong mỗi chúng ta. Nó ảnh hưởng đến cách chúng ta điều khiển hành vi, phân tích yếu tố xã hội, đưa ra quyết định cá nhân để đạt được kết quả tích cực.
Tính chất vô hình khiến ta khó có thể đo đếm hay cải thiện EQ. Để biết chỉ số EQ của mình, bạn có thể làm bài kiểm tra nhưng tương đối tốn kém và phức tạp. Qua việc phân tích dữ liệu của hàng triệu kết quả kiểm tra, các chuyên gia đã đưa ra chuỗi dấu hiệu của một người có EQ cao. Bạn cùng check nhé!
1. Có một vốn từ vựng cảm xúc mạnh mẽ
Chúng ta ai cũng có những trải nghiệm cảm xúc của riêng mình, tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng chỉ rõ ràng được cảm xúc đó là gì.
Những người có EQ cao thường làm chủ cảm xúc bởi họ luôn thấu hiểu bản thân, và sử dụng một vốn từ vựng phong phú để nói về cảm xúc đó.
Nếu người thường nói rằng mình đang cảm thấy rất tệ, những người EQ cao có thể xác định rõ ràng họ đang thấy khó chịu, thất vọng, bị coi thường, hoặc đang lo lắng.
Từ ngữ miêu tả cảm xúc đó càng chính xác, thì bạn càng hiểu rõ tâm trạng mình hiện tại như thế nào và tìm ra phương pháp để giải quyết nó.
2. Luôn tò mò về người khác
Không quan trọng họ là người hướng nội hay hướng ngoại, người có trí tuệ cảm xúc tò mò về tất cả mọi người xung quanh họ.
Theo các chuyên gia, sự tò mò này là sản phẩm của đồng cảm – một trong những cửa ngõ quan trọng nhất để đánh giá người có EQ cao. Bạn càng quan tâm đến người khác và những gì họ đang trải qua, bạn càng cảm thấy muốn hiểu hơn về họ.
3. Biết điểm mạnh, điểm yếu và thay đổi
Việc nhận thức được điểm mạnh, yếu là mấu chốt giúp bạn dễ đạt được thành công. Tuy nhiên, người có EQ cao còn biết được mình cần phải dựa vào điểm mạnh để tạo lợi thế và không để điểm yếu cản trở.
Sự nhạy bén, linh hoạt trong việc thích nghi sẽ là tiền đề giúp bạn tạo dựng được kế hoạch hành động mỗi khi có sự thay đổi lớn xảy ra. Cùng với đó, sự nhanh nhạy sẽ giúp những người có EQ cao tăng khả năng nhìn người, đoán được suy nghĩ hay hiểu ý đồ của người đối diện.
4. Biết nói “không” trong các trường hợp nhất định
Trí tuệ cảm xúc cao khiến bạn luôn phát huy sự tự chủ. Bạn biết trì hoãn niềm vui và tránh xa những hành động bốc đồng. Nghiên cứu tiến hành tại ĐH California (Mỹ) cho thấy, bạn càng “không” bạn càng dễ bị căng thẳng, kiệt sức, thậm chí trầm cảm.
Những người có EQ cao thường tránh các cụm từ như “Tôi không nghĩ rằng tôi có thể…” hoặc “Tôi không chắc …”. Đây được cho là cách để tôn vinh việc họ đang làm, gia tăng cơ hội thành công của việc đó.
5. Không quên nhưng biết bỏ qua sai lầm
Với nhiều người, bỏ qua sai lầm bản thân không có nghĩa là họ sẽ quên chúng. Thay vào đó, những người này sẽ tham khảo sai lầm của mình để thích ứng và điều chỉnh thành công trong tương lai.
Tuy nhiên, việc “nhớ” những sai lầm của mình ở mức độ nào cũng là một câu hỏi khó. Nếu bạn bị ám ảnh bởi sai lầm, bạn sẽ luôn lo lắng và sợ hãi, còn nếu quên hoàn toàn sẽ khiến bạn dễ mắc lại sai lầm lần nữa. Chìa khóa để cân bằng điều này nằm trong khả năng chuyển hóa thất bại thành kinh nghiệm của người có EQ cao.
6. Không cầu toàn và hài lòng với những gì mình có
Bạn có tin những người có EQ cao không trông đợi sự hoàn hảo bởi họ biết điều đó không tồn tại. Bản chất của con người là luôn mắc sai lầm. Khi sự hoàn hảo là mục tiêu của bạn, bạn sẽ luôn có cảm giác thất bại và điều đó làm bạn thất vọng, mất động lực. Thay vì buồn phiền, họ hài lòng với thành quả và tiếp tục tiến về tương lai.
Việc dành thời gian nhìn lại những gì mình có và cảm thấy biết ơn điều này sẽ giải phóng hormone cortisol – hormone khiến bạn thoải mái. Nghiên cứu tiến hành tại Đại học California chỉ ra, những người luôn nuôi dưỡng một thái độ biết ơn thường có tâm trạng tốt, nhiều năng lượng và có sức khỏe tốt.
7. Biết nghỉ ngơi đúng cách
Ngủ đủ giấc và thường xuyên dành thời gian nghỉ ngơi là dấu hiệu của một người EQ cao vì nó giúp họ giữ mình khỏi căng thẳng. Việc ngủ đủ giấc sẽ khiến não được “sạc pin”, sắp xếp lại ký ức trong ngày xem nên giữ lại và loại bỏ điều gì. Do đó khi thức dậy, bạn hoàn toàn tỉnh táo và sáng suốt.
Cùng với đó, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hành động nhỏ như không đọc email vài ngày có thể làm giảm mức độ căng thẳng xuống 30%.
Công nghệ ngày nay cho phép truyền thông liên tục đòi hỏi bạn luôn phải sẵn sàng 24/7. Thật khó khăn để có thể nghỉ ngơi khi mà một email làm việc có thể được gửi cho bạn bất cứ lúc nào.
Trang Huỳnh Theo Kênh 14