Lời Phật dạy về việc 'kinh doanh thành công' Quảng Tánh >> Đầu tư tài chính

Lời Phật dạy về việc ‘kinh doanh thành công’ Quảng Tánh

Lời Phật dạy về việc ‘kinh doanh thành công’ Quảng Tánh
 
Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, vườn Ghosita, rồi Tôn giả Sàriputta đi đến đảnh lễ và bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì có người buôn bán thất bại, không thành tựu như ý muốn?
 
Có người buôn bán thành tựu như ý muốn và thành tựu ngoài ý muốn?
 
HomeAZ.vn và triết lý Phật pháp trong kinh doanh Này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa môn, hứa hẹn giúp đỡ nhưng không cho như đã hứa. Người ấy, sau khi mạng chung đi đến chỗ này, dẫu có buôn bán gì cũng đi đến thất bại, không thành tựu như ý muốn. Nhưng ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa môn hứa hẹn giúp đỡ, và người ấy đã cho như đã hứa.
 
Sau khi mạng chung, người ấy đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng thành tựu như ý muốn. Ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa môn hứa hẹn giúp đỡ, và người ấy đã cho nhiều hơn như đã hứa. Người ấy sau khi mạng chung, đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng được thành tựu ngoài ý muốn.
 
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, Chương IV, phẩm Không hý luận, phần Buôn bán, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.708)Không có mô tả.
 
 
Đức Phật dạy bí quyết quản lý tiền bạc rất rõ ràng, dễ hiểu trong bản kinh “Lời khuyên dạy Sigàla”. Trong đoạn kinh văn, Đức Phật dạy rất rõ ràng, đơn giản: Tiền bạc mà con người kiếm ra bằng cách lương thiện cần được chia làm 4 phần. Một phần được dùng cho chi tiêu cá nhân, tức là các nhu cầu thiết yếu như ăn uống, trang phục, nhà cửa, học hành, chăm sóc sức khỏe, mua sắm phương tiện…
 
Của cải làm ra, theo lời Đức Phật dạy, là để phục vụ các nhu cầu chính đáng trong cuộc sống con người, không nên keo kiệt, bủn xỉn. Nhu cầu chi tiêu cá nhân được Đức Phật rất coi trọng, nên ngài nêu lên ngay đầu tiên. Khoản chi tiêu cho cuộc sống chỉ chiếm một phần tư, điều này phản ánh triết lý “thiểu dục, tri túc” (tức là giảm bớt ham muốn và biết đủ) của đạo Phật.
 
Tiền bạc, của cải do con người làm ra không phải để thỏa mãn những thú vui sa đọa, khiến con người trở thành những kẻ thiếu đạo đức, nô lệ của vật chất. Hai phần tiền làm ra cần được chi cho việc làm ăn, tức là tái đầu tư cho sản xuất, buôn bán để tiếp tục sinh lời
 
– lời dạy này phản ánh tầm nhìn sâu xa, rộng lớn của Đức Phật: Phải đầu tư nhiều nhất để kinh tế cá nhân và xã hội ngày càng phát triển. Điều đó cũng rất phù hợp với kinh tế học hiện đại về tái đầu tư để phát triển thêm nhiều của cải cho xã hội. Tiền bạc kiếm được không phải để tiêu xài phung phí, nhưng cũng không được để đóng băng một chỗ mà cần tiếp tục luân chuyển thường xuyên giúp cho tiền đẻ ra tiền, bảo đảm tương lai lâu dài cho gia đình và giúp xã hội phát triển. Một phần tư số tiền còn lại, Đức Phật dạy phải tiết kiệm để phòng khi ốm đau, hoạn nạn. Cuộc sống của bất kỳ ai trong chúng ta
 
– dù giàu hay nghèo – vẫn ẩn chứa những bất trắc, vô thường (như ốm đau, hoạn nạn) trong thế giới luôn nhiều biến động – thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, chiến tranh… Vì thế, nếu không có một phần dành dụm thì khi gặp khó khăn, chúng ta sẽ càng khổ sở. Đức Phật luôn khuyến khích mọi người dành ra một phần trong số tiền tiết kiệm để làm từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hay cúng dường cho các hoạt động Phật sự. Nói cách khác, chúng ta nên luôn có số dư trong “ngân hàng phúc đức”.
 
 
 
Kiếm được tiền thì nhớ siêng làm bố thí, cúng dường bằng tâm chân chính mong người thọ nhận được lợi lạc. Riêng bản thân. Giai đoạn kiếm được tiền nên dành ra một khoản để tái đầu tư nâng cấp bản thân và nhất là nên mua cho mình bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe quốc tế để nhỡ vô thường đến bất kỳ lúc nào thì người thân cũng có một khoản tiền, hoặc giả khi mình ốm đau bệnh tật ko làm ra tiền thì cũng ko phiền ai. Đó là đầu tư dài hạn.
 
Sống thiểu dục tri túc: ít muốn biết đủ. Cái gì ko cần thì nên tiết chế lại. Ăn cũng chỉ để nó, mặc cũng chỉ để ấm. Tiết kiệm tiền chính là tiết kiệm Phước báu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *